Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách chữa trị


Loạn nhịp tim là rối loạn thường gặp nhất trong số các biểu hiện của bệnh tim mạch. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên nếu mà tình trạng rối loạn nhịp tim mà diễn ra lặp lại nhiều lần thì đó lại là bệnh lý về tim. Rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nặng. Để trả lời câu hỏi loạn nhịp tim có nguy hiểm không trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra loạn nhịp tim.
Loạn nhịp tim có guy hiểm không và cách chữa trị
* Các nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim
Khi có bất kỳ sự rối loạn nào đó xảy ra với hệ thống dẫn truyền xung điện trong trái tim của bạn, sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim. Trong cuộc sống thường ngày, rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện khi bạn có rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress; lao động gắng sức; hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá...
Bên cạnh đó, các bệnh lý tim mạch như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, các bệnh van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh,... cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây ra loạn nhịp.
Loạn nhịp tim có guy hiểm không và cách chữa trị
Rối loạn nhịp tim còn có thể gặp ở một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác như: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, cường giáp, bệnh viêm phổi - phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn cân bằng kiềm - toan và điện giải, do thuốc điều trị bệnh...
Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không xác định được nguyên nhân.
* Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp
Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào vị trí, tính chất, đặc điểm của các rối loạn nhịp tim, các bác sỹ sẽ có những phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim chính xác nhất.
Dựa theo đặc điểm, ta thường có:
- Rối loạn nhịp tim nhanh: xảy ra khi tim đập > 100 lần/ phút lúc nghỉ ngơi.
- Rối loạn nhịp tim chậm: xảy ra khi tim đập < 60 lần/ phút.
- Ngoại tâm thu: là tình trạng xuất hiện những nhịp đập bất thường của tim. Tim đập quá “sớm”, vào lúc chưa “được phép” đã đập, sau nhịp đập sớm này, tim “nghỉ bù” một lát để lấy lại sức trước khi đập nhịp tiếp theo.
Loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách chữa trị
Dựa vào vị trí, có thể phân rối loạn nhịp tim thành 2 nhóm chính:
- Rối loạn nhịp trên thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra ở các vùng phía trên của tâm thất như nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ…
- Rối loạn nhịp thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất…
Việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị rối loạn nhịp tim được hiệu quả hơn.
* Những biến chứng của rối loạn nhịp tim
Những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải trong các trường rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài đó là: huyết khối, suy tim, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Sự gắng sức kéo dài lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và cuối cùng dẫn đến suy tim.
Loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách chữa trị
- Đột quỵ: Khi tim của bạn đập quá nhanh hoặc quá chậm, hiệu suất bơm máu của tim sẽ bị giảm sút. Khi đó, máu sẽ bị ứ đọng lại tại các buồng tim và hình thành nên các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu đến các động mạch não, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch và gây ra đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề do não bị tổn thương.
* Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không
Xin trả lời với các bạn rằng loạn nhịp tim có nguy hiểm với các biểu hiện liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần và nguyên nhân gây ra nó là các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, các bệnh van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, cường giáp, bệnh viêm phổi,… Còn rối loạn nhịp tim mà do gắng sức, căng thẳng, stress; hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá...
* Cách phòng và điều trị rối loạn nhịp tim
+ Thực hiện thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim và giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Những điều bạn nên làm bao gồm:
-  Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol…
-  Tăng cường hoạt động thể chất.
-  Bỏ hút thuốc lá.
-  Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc…
-  Giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.
Loạn nhịp tim có guy hiểm không và cách chữa trị
Có thể bạn quan tâm:
+ Thực hiện tuân thủ theo liệu pháp điều trị
Khi được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nhịp tim, bạn cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Có rất nhiều phương pháp để điều trị rối loạn nhịp tim; tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, theo những nguyên tắc chung, đó là:
- Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc các chất kích thích…
- Điều trị tốt các bệnh lý nền: bệnh tim mạch, tiểu đường, cường giáp…
- Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: Bi-cozyme, rutozym, Bi-Q10,…
- Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa, các phương pháp khác có thể được áp dụng gồm: đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh rối loạn nhịp tim giúp bạn trả lời đươc câu hỏi rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và cách chữa trị. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và gia đình. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét