Chủ đề: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim - Cách phòng và điều trị bệnh
MC: Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Và như thường lệ mời quý vị đến với Đường tin.
Thiếu máu cơ tim là bệnh tim mạch khá thường gặp ở người sau tuổi trung niên. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tình trạng xơ vữa động mạch vành tim có thể đã xuất hiện rất sớm từ những năm 30 - 40 tuổi. Khi động mạch vành tim bị xơ vữa, động mạch vành bị thắt và hẹp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim khi động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn. Tai biến nguy hiểm nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim là chết đột ngột có thể do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
Theo ước tính hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị bệnh mạch vành và hàng năm có thêm khoảng 350.000 người bị đau thắt ngực. Tỷ lệ này ở các nước phát triển khác cũng ở mức rất đáng lo ngại. Tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim đều có biểu hiện đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, cơn đau có thể thoáng qua làm người bệnh không chú ý đến hoặc có khi kéo dài vài ba phút. Khi cơn đau kéo dài hơn 3 phút, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
MC: Vâng, qua vấn đề mà phóng sự vừa nêu ra, có thể thấy đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim thực sự là dấu hiệu nguy hiểm không thể coi thường, bởi cơn đau kéo dài có thể gây nhồi máu cơ tim và tử vong cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết được những cơ đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim và cách phòng chống? Bên cạnh tôi là hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
MC: Xin cảm ơn 2 bác sỹ vì đã dành thời gian cho chương trình. Chúng ta vừa xem một phóng sự Đường tin, về chứng đau thắt ngực thường gặp cả ở người sau tuổi trung niên và người trẻ. Đầu tiên xin bác sỹ mô tả về khái niệm đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là một triệu chứng hay bệnh với biểu hiện là cảm giác đau ở giữa ngực thường là do tắc ngẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành. Trong khi cơn đau thắt ngực có thể xuất phát từ thiếu máu, loạn nhịp tim và suy tim, nguyên nhân chính của nó là bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các động mạch nuôi dưỡng tim.
Đau thắt ngực là tình trạng đau ngực gây ra bởi động mạch vành bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt. Lượng máu để nuôi tim không đủ, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để bơm máu. Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một căn bệnh về tim nghiêm trọng nào đó cần được lưu ý ngay lập tức.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt ngực này là gì? Và cơn đau thắt ngực có thực sự nguy hiểm không?
Cơn đau thắt ngực xuất hiện do lưu lượng máu đến cơ tim giảm, mà máu lại mang oxy cần thiết cho các hoạt động của tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy, nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ.
Nguyên nhân thông thường nhất là:
Bệnh mạch vành: động mạch vành ở tim bị thu hẹp do các mảng tích tụ từ cholesterol, làm cho máu chảy qua chúng trở nên khó khăn hơ Sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch;
Nhịp tim bất thường (loạn nhịp);
Thiếu máu (thiếu hụt hồng huyết cầu để cung cấp oxy);
Co thắt động mạch vành dẫn đến giảm lưu lượng máu.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt ngực (thắt tim)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, bao gồm:
Hay căng thẳng, gặp áp lực trong công việc và cuộc sống;
Có tuổi tác cao;
Cao huyết áp;
Nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) hoặc cholesterol trong máu cao;
Có người trong gia đình bị mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim;
Hút thuốc: việc hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu;
Hút thuốc: việc hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu;
Bị tiểu đường: cơ thể của người bị tiểu đường không thể tự sản sinh ra đủ Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường còn làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, đồng thời làm tăng khả năngxơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu;
Béo phì và ít vận động: Nếu bạn béo phì, tim bạn sẽ phải hoạt động vất vả để cung cấp máu đến các mô thừ Việc bạn ít tập thể dục sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường…gián tiếp dẫn đến đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực có nguy hiểm không? Đau thắt ngực là căn bệnh nguy hiểm và có gây nên nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.
MC: Như vậy, cơn đau thắt ngực có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do nhồi máu cơ tim. Thưa BS, bác sỹ vừa chia sẻ về nguyên nhân gây đau thắt ngực, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu cơ tim. Xin bác sỹ giải thích rõ hơn về hiện tượng này?
Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là do tình trạng xơ vữa động mạch vành, làm tắc hẹp các mạch máu nuôi tim, dẫn đến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra co thắt mạch vành dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim như stress, hút thuốc lá…
Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh bao gồm: ít vận động thể lực, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…
Bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị tốt, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là tử vong đột ngột do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
Một cơn đau thắt ngực điển hình do thiếu máu cơ tim thường xuất hiện sau khi gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh... Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ ngơi mà hoàn toàn không chịu tác động nào, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm. Bạn cần phải được theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
MC: Xin cảm ơn bác sỹ, qua những gì mà bác sỹ vừa chia sẻ, thì nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim là do mạch vành bị hẹp vì lý do gì đó như bị suy và xơ vữa… làm lượng máu cung cấp về tim không đủ, gây co thắt động mạch vành và có thể gây những cơn đau co thắt ngực.
Mạch vành bị tắc, khiến máu không lưu thông được về tim có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Chính vì thế, chúng ta không thể coi thường chứng đau thắt ngực. Vậy, y học hiện nay đã làm gì để đối phó với căn bệnh này. Sau đây, xin mời quý vị khán giả đến với phần 2: “ Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách ”.
Tim có chức năng chính là bơm máu đi nuôi cơ thể, tuy nhiên trước khi đưa máu đi nuôi cơ thể, thì chính quả tim cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là động mạch vành. Khi lòng động mạch vành vì lý do gì đó bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn thì lượng máu đưa về nuôi tim sẽ bi thiếu, khi đó tim không làm việc bình thường được nữa, người ta gọi là thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ.
Tình trạng này thường do mảng mỡ lắng đọng vào thành mạch máu gây hẹp lòng mạch. Ngoài ra co thắt mạch vành cũng gây bệnh thiếu máu cơ tim khi có co thắt xảy ra.
Một nghiên cứu của Nga cho thấy rằng những bệnh nhân đau thắt ngực thường tập trung dialdehyde malonic cao hơn trong huyết tương và kháng antiperoxide dưới của huyết tương. Bằng cách kết hợp với liệu pháp coenzyme Q10 antianginal, các bác sĩ đã có thể ngăn chặn các thế hệ của các gốc tự do của bạch cầu, cho phép plasma antiperoxide kháng tăng lên, đồng nghĩa với việc hạn chế tác nhân gây đau thắt ngực.
Coenzyme Q10 cũng là chất chống oxy hoá mạnh, và là một phần không thể thiếu của chuỗi hô hấp tế bào ở ty thể, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch. Chính vì thế, Bộ Y Tế cũng khuyến khích mỗi người nên có chế độ bổ sung Coenzym hợp lý khi trưởng thành.
MC: Như đã nói, việc điều trị thiếu máu cơ tim mạch vành thật sự không hề đơn giản, vì nếu không điều trị hợp lý sẽ dễ để lại những hậu quả trên hệ tim mạch của người bệnh. Xin hỏi BS, những phương pháp chuẩn đoán và điều trị cơ bản đối với căn bệnh này là gì?
Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim:
+ Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là phương pháp bắt buộc phải thực hiện đầu tiên để chẩn đoán bệnh mạch vành. Trên điện tim có thể thấy các biến đổi các song ST-T hoặc song Q hoại tử của nhồi máu cơ tim cũ. Nếu những biến đổi này thay đổi theo thời gian thì càng có giá trị chẩn đoán bệnh.
+ Điện tâm đồ gắng sức: Điện tâm đồ khi nghỉ chỉ phát hiện được 20-30% các trường hợp có bệnh mạch vành. Điện tâm đồ gắng sức (bằng thảm chạy hoặc xe đạp lực kế): ghi điện tâm đồ liên tục trong lúc bệnh nhân gắng sức để phát hiện các biến đổi bất thường trên điện tim khi người bệnh gắng sức mạnh. Biện pháp này có thể phát hiện 60-70% các trường hợp có bệnh lý mạch vành.
+ Siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức: Trên hình ảnh siêu âm tim có thể phát hiện các rối loạn vận động vùng cơ tim: giảm vận động, không vận động hoặc vận động nghịch thường theo vùng cấp máu của động mạch vành. Trong trường hợp siêu âm tim bình thường có thể tiến hành siêu âm tim gắng sức bằng thuốc (Dobutamin) hoặc xe đạp điện lực kế, là các biện pháp có giá trị phát hiện sớm các vùng cơ tim thiếu máu.
+ Chụp cắt lớp vi tính mạch vành: Đánh giá được hình ảnh động mạch vành, mức độ hẹp, vị trí hẹp. Tuy nhiên nếu mạch vành bị vôi hóa nhiều độ chính xác sẽ giảm.
+ Chụp động mạch vành qua ống thông: Chụp động mạch vành qua ống thông là biện pháp chính xác nhất tuy nhiên là một biện pháp xâm lấn, kỹ thuật cao. Ống thông sẽ được đưa qua đường mạch máu (động mạch quay hoặc động mạch đùi) đến chụp các động mạch vành để xác định chính xác mức độ hẹp động mạch vành. Trong một số trường hợp không rõ ràng, có thể sử dụng thêm các kỹ thuật cao khác để đánh giá chính xác tổn thương mạch vành: đo lưu lượng dự trữ vành (FFR) hoặc siêu âm trong lòng động mạch vành (IVUS).
Cách điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả: Mục tiêu của các phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim là tái thông mạch vành, giảm triệu chứng và giảm các biến chứng.
+ Thay đổi lối sống:
Sống trong môi trường trong lành, yên tĩnh, hạn chế căng thẳng, stress, xúc động, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe...
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol và tăng cường sử dụng rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ.
Tăng cường hoạt động thể lực.
Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết, hạn chế đường.
Tập thể dục hàng ngày giảm hội chứng đau đầu.
Thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực để sống khỏe mạnh hơn.
+ Điều trị nội khoa:
Một trong những cách chữa bệnh thiếu máu cơ tim được các bác sĩ chỉ định chính là sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, giãn mạch từ đó giảm các cơn đau thắt ngực, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về thời gian, liều lượng của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc vì điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu cơ tim với tần suất và mức độ nặng hơn.
Trong những trường hợp cần thiết phải ngưng thuốc: phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như tiến triển bệnh.
+ Tái thông mạch vành:
Khi có chỉ định, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp mạch vành, từ đó tùy theo tổn thương mạch vành, các bác sĩ sẽ đề xuất can thiệp (đặt stent mạch vành) hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được tư vấn để lựa chọn Phương pháp điều trị tối ưu phù hợp với bản thân.
MC: Ngoài điều trị bằng thuốc, thì có phương pháp nào hỗ trợ điều trị mà hạn chế tác dụng phụ như điều trị bằng thuốc Tây hay không?
- Ngoài các biện pháp điều trị cơ bản cần bổ sung dưỡng chất hoặc các hợp chất cần thiết cho tim để tim phục hồi tốt hơn. Coenzyme Q10 cũng là chất chống oxy hoá mạnh, và là một phần không thể thiếu của chuỗi hô hấp tế bào ở ty thể, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch. Chính vì thế, Bộ Y Tế cũng khuyến khích mỗi người nên có chế độ bổ sung Coenzym hợp lý khi trưởng thành.
MC: Đoạn phim khoa học của chương trình cũng có nhắc đến hợp chất Coenzym Q10 trong việc điều trị bệnh tim mạch, bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về tác dụng của Coenzym đối với hệ tim mạch cho MC và quý vị khán giả hiểu rõ được không ạ? MC cũng được biết hiện tại ở Việt Nam cũng như ở Mỹ có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, vậy BS có lời khuyên nào cho khán giả để chọn được sản phẩm tốt và hiệu quả không?
- Coenzyme Q10 (CoQ10): là chất chống oxy hoá mạnh, có mặt nhiều trong tế bào tim, gan, não. Được sử dụng nhiều trong các bệnh tim mạch. Nồng độ Coenzyme Q-10 nội sinh giảm theo tuổi tác. Đặc biệt giảm mạnh ở nhóm người sử dụng thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm Statin. Coenzyme Q-10 là một phần không thể thiếu của chuỗi hô hấp tế bào, nằm ở bên trong màng ty lạp thể, tham gia vào sự vận chuyển electron và proton. Do đó giúp tế bào sinh ra năng lượng cần thiết để tổng hợp các chất năng lượng cao như ATP. Nó tác động như một chất chống oxy hóa, trực tiếp bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy gây ra bởi các gốc tự do độc hại.
Coenzyme Q-10 xúc tác quá trình chuyển dạng oxy hóa của Vitamin E thành dạng hoạt động, do đó làm tăng tác dụng của Vitamin.Các nghiên cứu invitro cho thấy dạng giáng chức của Coenzyme Q-10 làm giảm nồng độ cholesterol máu, làm bền màng tế bào bằng cách tác động lên các protein màng tế bào và duy trì tính lưu động tối ưu của màng tế bào. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Coenzyme Q-10 làm tăng cung lượng tim và thể tích bơm của tim cũng như thể tích bơm của tâm thất trái, đồng thời làm giảm thể tích cuối kỳ tâm thu cũng như cuối kỳ tâm trương của tâm thất trái, như vậy sẽ tăng lưu thông máu trong cơ thể.
Các nghiên cứu invitro cho thấy rằng trong tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim... Coenzyme Q-10 có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim. Việc bổ sung Coenzyme Q-10 ở các bệnh nhân đau thắt ngực được ổn định và các bệnh nhân suy tuần hoàn sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc tim khác, nghĩa là tăng dung nạp thuốc và giảm tần suất các cơn đau thắt ngực. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch điều trị bằng các thuốc giảm huyết áp, sử dụng thêm Coenzyme Q-10 sẽ làm giảm huyết áp động mạch tốt hơn khi sử dụng các thuốc hạ huyết áp đơn thuần. Ở các bệnh nhân bị bệnh nha chu và giảm nồng độ coenzym Q, sử dụng Coenzyme Q-10 với liều từ 60-120mg mỗi ngày, trong 3 đến 8 tuần sẽ có tác dụng giảm phù và chảy máu nướu răng.
Hiện nay bạn nên tìm những sản phẩm có chứa các hoạt chất như phần Coenzyme Q10 (COQ10) , EPA /DHA HY-Concentrate, dầu lanh, Soy-lecithin, Vitamin E, Gelatin để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
Chi tiết xem thêm tại: TPCN Bi-Q10 bổ tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, như vậy, chúng ta không nên tự ý dùng thuốc để trị bệnh khi không có sự chỉ định của bác sỹ vì thuốc Tây như con dao 2 lưỡi, có thể chữa khỏi bệnh, nhưng cũng có thể làm hại người bệnh nếu không được dùng đúng cách. Trong trường hợp người bệnh muốn tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh, thì nên sử dụng thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên, vì thực phẩm chức năng không có tác dụng phụ, lại có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh rất tốt. Cuối cùng xin bác sỹ cho khán giả của chương trình lời khuyên trong chế độ ăn uống, sinh hoạt… để có thể phòng và chống bệnh thiếu máu cơ tim?
- Chế độ ăn uống:
1. Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu
2. Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc
3. Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein
4. Hạn chế cholesterol
5. Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim
6. Ăn uống đều đặn
7. Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối
8. Bệnh nhồi máu cơ tim nên uống đủ nước
9. Điều chỉnh mức năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn
- Tập luyện: Nên tập những môn thể thao như: Aerobic; Đạp xe đạp; Đi bộ; Chạy.
- Bên cạnh đó có thể bổ sung Coenzym Q10 qua một số sản phẩm hiện nay. Như thuốc CoQ10. Sản phẩm Bi – Q10 của công ty Bình Nghĩa với thành phần Coenzyme Q10 (COQ10) , EPA /DHA HY-Concentrate, dầu lanh, Soy-lecithin, Vitamin E, Gelatin. Giúp duy trì và khôi phục lại mức độ CoQ10, tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Vâng, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là có rất nhiều phương pháp, cách thức cũng như những mẹo nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người thân. Nhưng chúng ta phải hiểu thật đúng thì mới có hiệu quả được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét