Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Thức ăn nào tốt cho tim mạch


Bạn bị bệnh tim mạch, bạn muốn tìm thức ăn tốt cho người bị bệnh tim mạch, bạn chưa biết ăn gì? Thức ăn nào tốt cho tim mạch là câu hỏi của nhiều người. Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem thức ăn nào tốt cho tim mạch nhé !
Thức ăn nào tốt cho tim mạch
* Thức ăn nào tốt cho tim mạch
+ Bột yến mạch: Không chỉ dẫn đầu hàng thực phẩm chữa bệnh tim mạch, bột yến mạch còn có tác dụng hỗ trợ duy trì cân nặng hiệu quả. Trong bột yến mạch có chứa rất nhiều omega-3, acid folate, kali, chất xơ có tác dụng giảm bớt nồng độ LDL (cholesterol xấu có hại cho cơ thể) và giúp cho lòng mạch máu được thông thoáng.
Nên chọn loại yến mạch nghiền nhỏ hoặc cắt tấm sẽ giàu chất xơ hơn loại yến mạch chế biến sẵn, có thể ăn kèm với chuối cũng vô cùng tốt.
+ Cải bó xôi và bông cải xanh: Đây là 2 trong số ít loại rau vừa giàu chất xơ, vừa giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất giúp điều chỉnh huyết áp tốt, cũng như kích hoạt tim hiệu quả.
+ Hạnh nhân: Ăn mỗi nắm hạnh nhân mỗi ngày có tác dụng hạ hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, hạnh nhân giàu vitamin E, protein, chất xơ những chất rất tốt và cần thiết cho tim mạch.
+ Các loại đậu, hạt (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, lạc…): Sở dĩ các loại hạt, họ đầu nằm trong danh sách các thực phẩm chữa bệnh tim mạch là nhờ chứa nhiều protein tốt cho tim, vitamin E giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu.
+ Cá hồi: Như chúng ta đã biết, cá hồi là nguồn thực phẩm giàu omega-3 - một trong những acid béo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể đa dạng thêm các loại như cá thu, cá ngừ… cũng chứa hàm lượng omega-3 không kém gì cá hồi.
+ Sữa chua: Không chỉ là thức uống tốt cho da, sữa chua còn là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, nhờ vào hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ, lợi khuẩn probiotic.
+ Dưa lưới, dưa hấu: Đây là 2 loại dưa nằm trong danh sách thực phẩm chữa bệnh mạch hiệu quả nhờ hàm lượng lớn các vitamin và chất chống oxy hóa.
+ Chocolate đen: Các nghiên cứu cho thấy, chocolate đen với tối thiểu 60-70% cacao trong thành phần có tác dụng điều chỉnh huyết áp, chống viêm, giảm tình trạng máu đông cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.
+ Rượu vang đỏ: Rượu vang đỏ cũng là một trong những thức uống, thực phẩm chữa bệnh tim mạch hiệu quả nhờ vào công dụng làm giảm khối lượng mỡ cứng trong các mao mạch, giải độc và giảm cân nếu dùng với liều lượng vừa phải.
+ Củ cải đường: Chất xơ trong củ cải đường có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride bằng cách tăng cholesterol HDL trong cơ thể. Do đó, củ cải đường cũng là một trong những thực phẩm chữa bệnh tim mạch cần được note ngay vào sổ.
+ Chuối: Chuối chứa nhiều kali có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.
+ Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin B. Các thống kê cho thấy, những người có khẩu phần ăn trung bình 28g ngũ cốc nguyên hạt/ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn 5%, đối với bệnh tim mạch giảm tới 9%.
+ Trà xanh: Với hàm lượng giàu chất chống oxy hóa, trà xanh có vai trò tốt cho việc điều trị các bệnh về tim mạch.
+ Nghệ: Thành phần Curcumin trong tinh bột nghệ có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống tiểu cầu… có tác dụng tốt cho trái tim.
+ Tỏi: Thành phần chất allicin trong tỏi có phản ứng với các tế bào hồng cầu làm thư giãn các mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng. Tỏi có vai trò làm giảm huyết áp, giúp máu mang nhiều oxy đến cho các cơ quan nội tạng quan trọng làm giảm sức ép lên tim.
Thức ăn nào tốt cho tim mạch
+ Các loại quả mọng (dâu tây, nho, việt quất, mâm xôi…): Các loại quả mọng như nho, việt quất, mâm xôi, dâu tây.. có khả năng tăng cường hàm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu, giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL). Không những thế, những quả đỏ chua ngọt có tác dụng chống lại các tế bào ung thư và giữ cho nhịp tim ổn định.
+ Dầu olive: Thực phẩm chữa bệnh tim mạch thứ 2 phải kể đến là dầu olive, loại dầu chứa các loại chất béo bão hòa dạng đơn thể có tác dụng giảm nồng độ LDL và giảm nguy cơ tiến triển của các bệnh lý về tim mạch.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng dầu olive thay thế các loại dầu thông thường khi chế biến thực ăn.
+ Bơ: Bơ được xếp vào hàng những thực phẩm tốt, hỗ trợ chữa bệnh tim mạch hiệu quả là nhờ vào Carotenoid - một dạng sắc tố có khả năng chống lại các tác nhân oxy hóa bên ngoài. Từ đó giảm nguy cơ mắc cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên ăn bơ kèm với cà rốt hoặc cải bó xôi để thúc đầy cơ thể hấp thụ các dưỡng chất.
+ Ngô (bắp): Ngô không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ, vitamin tốt cho trí não, người tiểu đường, ung thư mà còn có vai trò hỗ trợ điều trị, chữa bệnh tim mạch hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin B có trong bắp ngô có tác dụng làm giảm homocysteine (nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Các thống kê cho thấy,mỗi ngày ăn một quả bắp ngô tương đương cung cấp 19% vitamin B cho cơ thể.
+ Cà chua: Cà chua là một trong những “ứng cử viên” sáng giá trong danh sách các thực phẩm chữa bệnh tim mạch hiệu quả.
Cụ thể, chất lycopene có trong cà chua có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, giảm nồng độ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, từ đó phòng tránh, giảm thiểu các bệnh về tim mạch.
Đồng thời, chất chống oxy hóa - lycopen trong cà chua có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, ức chế đột biến, ngăn cản tiến trình của bệnh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, tốt nhất nên sử dụng cà chua khi được nấu chín cùng dầu mỡ (vitamin A trong cà chua có tính trung hòa với dầu mỡ) để dưỡng chất được hấp thụ tốt hơn.
* Bệnh tim mạch và chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có một trái tim khỏe mạnh, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, cân đối đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, đó là: chất đạm, chất đường bột, chất béo và các vitamin, khoáng chất.
Trong đó, chất đường bột chiếm tới 65% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn, là nhóm chất giúp cơ thể hoạt động, vận động tích cực. Chất bột đường đến từ các thực phẩm như cơm, mì, bún, miến, bánh mì, khoai lang. Chất đạm sẽ chiếm 15% tổng năng lượng khẩu phần ăn, có nhiều trong thịt cá trứng sữa và đóng vai trò xây dựng nên tế bào, hệ xương răng và vận chuyển dưỡng chất.
Người bệnh tim mạch nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh để việc tiêu hóa tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, các vitamin có trong hoa quả, rau củ cũng có chức năng chống oxy hóa, hạ huyết giảm, giảm cholesterol - tác nhân trực tiếp gây nên các bệnh về tim mạch.
Như vậy, nhìn chung người bị bệnh tim mạch nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo sao cho đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất. Trong đó, nên chọn lọc chất béo có lợi, hạn chế chất béo xấu. Đồng thời, không quên bổ sung rau xanh, củ, hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
Chất béo chiếm từ 15 đến 30% tổng năng lượng cần thiết, đây là dung môi hòa tan các vitamin, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều chất béo lại dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến hay đột quỵ. Do đó, bạn nên hạn chế chất béo xấu như các loại chất béo từ mỡ lợn, mỡ gà. Bên cạnh đó, tăng cường chất béo có lợi như các loại dầu từ thực vật, dầu cá. Hạn chế ăn các đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
Thức ăn nào tốt cho tim mạch
+ Giảm muối, tăng Kali: Để hệ tim mạch khỏe mạnh, bạn nên giảm ăn mặn (giảm muối). Lý do là vì khi cơ thể nạp lượng muối vượt quá lượng cho phép (khoảng 2 muỗng cà phê/ngày), Natri trong muối sẽ hút nước từ thành động mạch vào mạch máu, làm động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên, từ đó tăng nguy cơ cao huyết áp, gây bệnh tim mạch.
Ngược lại với Natri, cơ thể lại rất cần cung cấp lượng Kali đầy đủ. Một trong những hậu quả của việc thiếu Kali chính là rối loạn nhịp tim và tác động xấu đến huyết áp. Vì vậy, thức ăn tốt cho tim mạch cần giàu Kali nhằm giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Kali có nhiều trong khoai lang, khoai tây, các loại đậu, các loại trái cây như chuối, cam, mận khô,..
+ Hạn chế rượu, bia: Theo các nghiên cứu khoa học, hệ tim mạch của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất mỗi ngày. Do đó, bạn không cần phải kiêng dùng bia rượu tuyệt đối nhưng nên hạn chế sử dụng trong mức cho phép (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whisky, 285ml rượu vang).
+ Những lưu ý chung: Bên cạnh việc lựa chọn các loại thức ăn tốt cho tim mạch, đừng quên 3 lưu ý quan trọng dưới đây để việc phòng tránh các bệnh lý tim mạch đạt hiệu quả tối ưu:
Tránh dung nạp quá nhiều một loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên chọn các loại thực phẩm thật đa dạng cho bữa ăn như: thịt, cá, rau, trứng, sữa, các loại củ, quả, v.v… Riêng đối với trứng, không ăn quá 2-3 quả trứng trong một tuần và phải ăn cách ngày.
Tránh ăn quá nhiều, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn vào một khung giờ cố định mỗi ngày (không quá muộn) để hình thành phản xạ cho cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Quan trọng hơn hết, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với các thức ăn tốt cho tim mạch cùng việc duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên để giúp cơ thể và trái tim thật sự khỏe mạnh.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng bổ tim mạch hàng ngày:
Bi-Q10 là thực phẩm chức năng bổ tim mạch có tác dụng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, điều hòa nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, làm giảm huyết áp nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp ( nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch). Nới lỏng và giãn nở các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu gần tim, bảo vệ các lớp lót bên trong của các động mạch, giảm khả năng bị thương tổn của chúng...
Bi-Q10 là một sản phẩm kết tụ mọi yếu tố để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não, gan và thận… Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành….
Bi-Q10 bổ tim mạch
* Bi-Cozyme giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, điều trị cao mỡ mãu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme

Bi-Cozyme có công dụng: 
- Giúp điều trị chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
- Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thức ăn nào tốt cho tim mạch an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét