Bạn bị bệnh mạch vành, bạn muốn tìm cách chữa bằng thuốc nam, bạn chưa biết cách nào? Thuốc nam chữa bệnh mạch vành có những loại nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh mạch vành là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Hiện nay bệnh mạch vành cũng có nhiều phương pháp chữa từ đông y, tây y, Y học cổ truyền. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuốc nam chữa bệnh mạch vành.
* Thuốc nam chữa bệnh mạch vành
Một số loại cây thuốc Nam chữa bệnh tim đã được chứng minh mang lại những lợi ích tuyệt vời trong việc chữa trị bệnh hiệu quả, giúp cải thiện tuần hoàn mạch máu, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, chống rối loạn nhịp tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Đan sâm: Đan sâm (hoạt chính là Tanshinone IIA) có tác dụng làm giãn động mạch vành và các mạch máu ngoại vi, giúp lưu lượng máu của động mạch vành, cải thiện tuần hoàn mạch máu và hạn chế tình trạng ứ huyết, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực cho người mắc bệnh tim (theo Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản).
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nam California, Mỹ cho thấy, Đan sâm còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết), nhờ đó giúp tiêu cục máu đông – thủ phạm chính gây ra các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy so với các thuốc chống đông máu, Đan Sâm có lợi thế an toàn với ít biến chứng chảy máu hơn. Không chỉ vậy, Đan Sâm còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào cơ tim, ngăn ngừa cơ tim phì đại và điều hòa huyết áp.
2. Hoàng đằng: Từ lâu, Hoàng đằng (Coscinium usitatum) đã được biết đến với tác dụng kháng khuẩn mạnh và được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về đường ruột. Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu trên thể giới đã phát hiện ra những lợi ích vượt trội của Vàng đằng trên hệ tim mạch, vượt xa tầm hiểu biết về tính kháng khuẩn của nó.
Hoàng đằng làm giảm nồng độ lipid và ngăn ngừa sự tích tụ các loại mỡ xấu như triglyceride và cholesterol trong lòng mạch, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành. Nghiên cứu tại Viện dược liệu Công nghệ sinh học, Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc còn đánh giá hiệu quả của Berberin trong điều trị rối loạn lipid máu tương đương với Statin - nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ vậy, Berberin còn giúp thư giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, do tim, đồng thời giảm huyết áp, giảm tần suất nhịp ngoại tâm thu và cải thiện chức năng tim, tăng chỉ số phân suất tống máu.
3. Khổ sâm: Khổ sâm (có tên khoa học Sophora flavescens) còn được biết với tên khác là “Sâm đắng”. Trước đây người ta thường dùng Khổ sâm để trị các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột. Ít ai ngờ rằng rễ củ của thứ cây mỏng manh, mọc nơi rừng sâu hoang dã này, nay lại trở thành một vị thuốc quý được ví như “linh dược” giúp hồi phục nhịp đập trái tim.
Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy hoạt chất matrine có trong Khổ sâm có tác dụng làm giảm tính kích thích cơ tim, đồng thời ức chế phóng thích các hormon có tác dụng gây tăng nhịp tim (như adrenalin) vào trong máu, nên giúp chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ cơ tim và ngăn ngừa suy tim. Tác động này của Khổ Sâm tương tự như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim). Một hoạt chất khác là oxymatrine có trong rễ Khổ sâm có khả năng ức chế đáng kể kênh ion Canxi và Natri, điều hòa nồng độ các ion (chất điện giải) ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp, giảm tỷ lệ tử vong.
4. Dừa cạn: Cây Dừa cạn, tên khoa học Catharanthus roseus còn gọi có tên khác là trường xuân, bông dừa hay dương giác. Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta dùng đã dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để chữa bệnh cao huyết áp và đái tháo đường.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong cây dừa cạn có tác dụng lợi tiểu mạnh nhờ đó giúp chữa trị bệnh cao huyết áp hiệu quả.
Không chỉ vậy, những hoạt chất từ cây Dừa cạn còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u và được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư hệ bạch huyết (bệnh Hodgkin).
5. Hoa dâm bụt: Cây dâm bụt, hay gọi là cây Bông bụt (Hibiscus rosa-sinensis) vốn là một loài hoa rất gần gũi và quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, nhưng ít ai biết được rằng loài hoa này lại có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol máu và phòng chống các bệnh tim mạch hiệu quả.
Theo Đông y, Hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái máu.
Các nhà nghiên cứu từ Đài Loan phát hiện ra rằng hoa Dâm bụt có tác dụng tốt cho tim tương tự như Rượu vang đỏ và Trà. Trong hoa Dâm bụt có chứa các hợp chất chống oxy hoá mạnh, giúp giảm cholesterol xấu (LDL-c), chống xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch. Bạn có thể sử dụng loài hoa này bằng cách đun sôi hai cánh hoa trong một chén nước, lọc và thêm một thìa mật ong tươi, sau đó uống mỗi ngày một lần trong vài tuần.
6. Tam thất: Tam thất (Panax notoginseng) giúp bạn giảm thời gian và tần suất đau thắt ngực, tác động tương đương với thuốc giãn mạch vành nitroglycerin, đồng thời có tác dụng ngăn chặn cơn đau thắt ngực tái phát.
Bên cạnh đó, Tam thất còn giúp cải thiện vi tuần hoàn cơ tim, giảm rối loạn nhịp tim, giảm lipid máu, chống thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp.
7. Bồ hoàng: Bồ hoàng (Typha angustifolia L.) là thuốc nam trị thiếu máu cơ tim có tác dụng giãn động mạch vành, giảm lipid, làm giảm cholesterol toàn phần, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, nên giúp ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, nghiên cứu dược lý hiện đại lại cho thấy Bồ hoàng có thể thúc đẩy quá trình đông máu một cách rõ rệt và lâu dài. Đây là hạn chế khi người bệnh sử dụng Bồ hoàng kéo dài, bởi loại thảo dược này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông và tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, người bệnh tim mạch sử dụng chế phẩm chứa Bồ hoàng cần phải theo dõi chỉ số đông máu INR thường xuyên.
8. Cây cúc hoa: Cây này thuộc họ cúc được trồng nhiều ở nước ta để làm thuốc hay ướp chè như tại Hưng Yên, Hà Nội. Dân gian cũng thường dùng cúc hoa để chữa bệnh cao huyết áp, tim mạch, sốt, nhức đầu... Cây cúc hoa có 2 loại:
- Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinensis).
- Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum).
9. Cây bạch quả (Ginkgo bibola Lin): Đây loại cây to, cao tới 20 – 30m thường có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây chỉ trồng rải rác làm cảnh ở một số nơi. Các bộ phận được dùng làm thuốc như lá, quả và nhân. Y học cổ truyền đã ghi nhận, bạch quả ăn chín giúp ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trị ho hen... Còn y học hiện đại dùng dưới dạng cao để chữa các chứng bệnh về kém trí nhớ, cáu gắt ở người cao tuổi, chứng ngủ gà do thuốc tác dụng trên vi tuần hoàn, các bệnh về tim mạch.
10. Các cây chứa lycoside tim: Các cây chứa glycoside tim như Trúc đào – Apocynaceae; sừng trâu – Strophanthus caudatus (Linnaeus) Kurz; thông thiên – Semen Thevetiae (hạt); dương địa hoàng – Digitalis purpurea L; hạt đay (đay quả dài, Corchorus olitorius L, họ đay: Tiliaceae). Nhiều loại chứa các độc tính nhất định do đó không nên tự ý sử dụng các loại cây này. Chủ yếu cây chứa lycoside tim được dùng để điều chế thuốc.
Chỉ định của Glycosid tim được dùng cho:
- Suy tim cấp như choáng, phù phổi cấp, viêm cơ tim: dùng Ouabain, Strophantin
- Suy tim mãn, tổn thương van tim, giãn tâm thất: dùng Digoxin, Digitoxin
- Suy tim nhịp nhanh
- Phòng suy tim trong nhiễm trùng nhiễm độc: dùng Strophantin, Digoxin
- Các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất loạn nhịp: Dùng Digoxin, Digitoxin
- Đau thắt tim hoặc phòng nhồi máu cơ tim: Strophantin
* Các giải pháp cho bệnh mạch vành bạn có thể tham khảo thêm
+ Dùng các loại thức ăn tốt cho hệ tim mạch:
Chuối và các loại hoa quả: Chuối hay cam, quýt, dưa đỏ là các loại trái cây và rau tốt cho tim mạch. Các quả này chứa nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
Đậu nành: Các loại đậu, nhất là đậu nành chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất có tác dụng tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số đường huyết và hàm lượng cholesterol ổn định trong máu.
Ngũ cốc: Ngũ cốc nói chung và các loại yến mạch nói riêng không chỉ dùng để làm đẹp mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng.
Các loại rau xanh: Rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Các loại rau xanh này cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega - 3 có tác dụng lớn trong việc điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
Ăn nhiều cá thay vì ăn nhiều thịt: Cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega - 3. Ngoài ra, axit omega - 3 có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm. Do đó giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính.
Các loại nấm: Nấm được biết đến là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, vitamin, nhiều khoáng chất, axit amin quan trọng giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều mầm bệnh, có cả các bệnh về tim mạch.
+ Dùng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme hàng ngày
Bi-Cozyme là công thức phối hợp đặc biệt giữa các enzymes đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Artemis International Inc, nhà sản suất VitaCare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm. Bi-Cozyme là sự kết hợp của Coenzyme Q10 với 9 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext (hạt dẻ ngựa) và Cranberry Ext...
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc nam chữa bệnh mạch vành có những loại nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét