Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Đau thắt ngực là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị


Đau thắt ngực là gì? Đau thắt ngực là một triệu chứng hay bệnh với biểu hiện: cảm giác đau ở giữa ngực thường do tắc ngẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành.
đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi động mạch vành dẫn máu đến nuôi tim bị chít hẹp, thường do sự xuất hiện của mảng xơ vữa làm cản trở lưu lượng máu đến nuôi tim, khiến tim thiếu đi lượng oxy và dưỡng chất cần thiết để nuôi các tế bào. Với những trường hợp nhẹ thì có thể chỉ dẫn đến cơn đau thắt ngực thoáng qua, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lý sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng.
* Nguyên nhân đau thắt ngực:
>> Nguyên do chính là xơ vữa động mạch: Hầu hết các trường hợp đau thắt ngực là do bệnh xơ vữa động mạch gây ra. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy, stress oxy hóa tế bào chính là yếu tố khởi phát nên những phản ứng viêm, làm tổn thương niêm mạc mạch máu. Cholesterol lưu chuyển trong máu có cơ hội để bám tụ tại đó và hình thành nên những mảng vỡ xơ. Kết quả là lòng động mạch mất dần tính đàn hồi, thu hẹp dòng chảy của máu đến nuôi tim. Tim không thể nhận được đủ máu để có thể co bóp một cách nhịp nhàng như trước, lúc này đau thắt ngực đầu tiên có thể xuất hiện.
đau thắt ngực
>> Co thắt mạch vành
>> Hẹp động mạch vành
>> Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, hút thuốc lá, tuổi cao, trong khi chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động.. đều là những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển xơ vữa động mạch.
>> Bệnh thường gặp ở người đứng tuổi, trên 50 tuổi và người già.
* Triệu chứng đau thắt ngực: Bản thân đau thắt ngực là một triệu chứng. Cơn đau thường kéo dài trong vài phút và được mô tả rất khác nhau.
>> Cảm giác đau ngực có thể rất mơ hồ hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ, hoặc bỏng rát, hoặc bóp chặt hay tức nặng ở ngực trái hoặc đau dữ dội.
>> Vị trí đau thường ở giữa ngực (sau xương ức), đau có thể lan xuống cánh tay (đặc biệt tay trái) hoặc cả hai tay, có trường hợp lan lên cổ, hai vai, hàm dưới hoặc lan cả ra sau lưng.
>> Ở thể điển hình, cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức và giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi. Đau ngực cũng có thể khởi phát bởi trạng thái căng thẳng thần kinh hoặc lo âu. Nếu nặng, đau ngực sẽ xuất hiện cả khi nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ làm người bệnh phải tỉnh giấc.
* Đau thắt ngực có nguy hiểm không?
Cơn đau thắt ngực sẽ trở nên nguy hiểm nếu nó kéo dài trên 15 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm cho dù bạn nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc cắt cơn. Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đổ mồ hôi lạnh bất thường; bụng đầy trướng, buồn nôn, luôn có cảm giác muốn đi cầu... Đó chính là những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm mà người bệnh thường dễ bỏ qua, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
* Cách điều trị bệnh đau thắt ngực:
>> Dự phòng cơn đau thắt ngực bằng cách hạn chế gắng sức hoặc sử dụng thuốc giãn mạch, thuốc làm mạnh tim trước các hoạt động thể lực nặng hay trạng thái căng thẳng tâm lý. Nhiều loại thuốc khác, đôi khi được phối hợp với nhau, có thể làm giảm triệu chứng đau ngực và tăng khả năng gắng sức của người bệnh.
kiểm tra đau thắt ngực
>> Dự phòng bằng cách uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, bệnh mạch vành giúp giảm đau thắt ngực dần dần và điều trị dứt điểm bệnh đau thắt ngực.
>> Trong trường hợp nặng, người ta phải tiến hành phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành (dùng đoạn mạch để nối giữa động mạch chủ và động mạch vành) hoặc nong động mạch vành bằng bóng kết hợp với đặt giá đỡ (stent) trong lòng động mạch vành hoặc kết hợp cả hai.
>> Người mắc chứng đau thắt ngực cần phải điều chỉnh lối sống phù hợp với khả năng gắng sức của bản thân, tuyệt đối không hút thuốc lá, giảm cân nặng nếu thừa cân, ăn uống hợp lý và điều chỉnh stress càng sớm càng tốt.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét