Nhịp tim bình thường dựa vào nhịp tim được đo lúc đang nghỉ ngơi. Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách đo nhịp tim tại nhà là câu hỏi của nhiều người. Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Nhịp tim càng thấp nghĩa là tim làm việc càng hiệu quả còn nhịp tim nhanh thì lại cảnh báo cho bạn về tình trạng bệnh lý về tim mạch. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.
* Nhịp tim bình thường là bao nhiều?
Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.
Có thể bạn quan tâm:
Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh:
+ Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút.
+ Trẻ nhỏ từ 1 -12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/ phút.
+ Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 năm: 80-130 nhịp/ phút.
+ Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp/ phút.
+ Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp/ phút.
+ Người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút.
+ Vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.
Nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); ảnh hưởng của một số loại thuốc…
* Nhịp tim nên như thế nào?
Người ta thường nghĩ nhịp tim bình thường là khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Nhiều chuyên gia tin rằng 60-80 nhịp/phút là một mức độ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên một số người có nhịp chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên. Nhịp tim cũng có thể thay đổi khi bạn già đi và nó cũng có thể báo hiệu sự thay đổi đối với sức khỏe. Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi luôn ở mức dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem điều đó có bình thường hay không.
* Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà
Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải (bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ (dưới hàm) hoặc ngực.
Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nó có thể tăng lên nhanh chóng khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang ở trong trạng thái vận động thể chất cường độ cao.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:
- Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ (độ ẩm) tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này thường không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.
- Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim sẽ tăng lên khi họ đứng dậy đột ngột (khoảng 15 - 20s đầu tiên) và trở lại bình thường sau vài phút.
- Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường (nhưng không quá 100 nhịp/phút). Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.
- Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline (chất làm tăng nhịp tim) như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp (basedow) làm tăng nhịp tim.
* Nhịp tim tăng nhanh liên tục bất kể thời gian nào có phải là dấu hiệu của bệnh?
Nếu lúc hồi hộp hoặc căng thẳng, áp lực việc tim đập nhanh là bình thường, hiện tượng này chỉ diễn ra một lúc và thỉnh thoảng mới bị. Còn nếu tim đập nhanh liên tục bất kể thời gian nào là dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch. Khi tim đập quá nhanh, hiệu quả bơm máu của tim đến não và các phần còn lại của cơ thể sẽ bị giảm sút và gây chóng mặt, khó thở, lâng lâng, đánh trống ngực, đau ngực, ngất xỉu… Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn, tốc độ, thời gian của một cơn nhịp nhanh và sự tồn tại của các bệnh lý tim mạch khác. Những trường hợp này bạn nên đến bác sĩ khám chuyên khoa để có hướng điều trị cụ thể.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiều và cách đo nhịp tim tại nhà. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
- Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
- Người bị động mạch vành
- Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
Hotline tư vấn: 0986.890.216
Chi tiết xem tại Website: TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem tại Website: TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.