Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể). Có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay mạn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về triệu chứng và biểu hiện của suy tim.
Câu 1: Thưa BS, đầu tiên xin bác sỹ cho biết suy tim là hiện tượng gì, có nguy hiểm không, và ở Việt Nam hiện nay có nhiều người bị mắc bệnh suy tim không?
Suy tim là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Điều này có thể giúp đỡ để máu được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, nhưng cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và không thể làm việc một cách hiệu quả. Kết quả là thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể gây ra sung huyết. Suy tim khác với nhồi máu cơ tim và ngưng tim.
Giống như trong trường hợp của ông Hồng, mức độ nguy hiểm của người bệnh suy tim không chỉ được xác định bằng những lần cấp cứu nhập viện hay triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi… Tính mạng người bệnh còn bị đe dọa bởi 3 biến chứng cấp tính nguy hiểm sau đây:
• Phù phổi cấp: Tình trạng suy tim gây ứ một lượng lớn dịch ở phổi, làm cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến các triệu chứng ho khan, khó thở… Nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, tình trạng ứ trệ này có thể dẫn tới cơn phù phổi cấp (chết đuối trên cạn) với các triệu chứng khó thở đột ngột, ho ra bọt màu hồng… Khi gặp biến chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
• Đột tử do rối loạn nhịp tim: Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh, cụ thể là nhịp nhanh thất hoặc rung thất sẽ có nguy cơ đột tử cao. Để phòng ngừa biến chứng đột tử do rối loạn nhịp tim, người bệnh nên đặt máy khử rung tim.
• Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong khiến rất nhiều người bệnh lo sợ do máu ứ trệ trong tim dài ngày dẫn đến kết dính với nhau tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể gây bít tắc động mạch vành, động mạch não, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não.
Ở Việt Nam, các bệnh lý trên đang gia tăng bởi vì tuổi thọ trung bình đang tăng. Tôi cũng thấy các bệnh lý về van tim có xu hướng giảm nhờ vào dự phòng và hiệu quả điều trị viêm họng bằng thuốc. Tuy nhiên, các bệnh lý mạch vành và tiểu đường lại có xu hướng gia tăng do có sự thay đổi về dinh dưỡng và chế độ ăn uống.
Câu 2: Nhận định của bác sỹ về tình hình bệnh suy tim ở Việt Nam và trên thế giới?
Theo thống kê hiện có 26 triệu người trên thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Việt Nam tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim. Các chuyên gia tim mạch cho rằng, điều cần thiết hiện nay là phải có một chương trình tổng thể, đồng bộ quản lý bệnh nhân suy tim để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Suy tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim – tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở cả hai giới. Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm.
Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới >600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi.
Câu 3: Triệu chứng và biểu hiện của suy tim là như thế nào?
+ Khó thở là triệu chứng suy tim thường gặp: Đa số bệnh nhân suy tim ở bất kỳ cấp độ nào cũng biểu hiện khó thở. Theo kinh nghiệm lâm sàng, nhiều bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng cụ thể để chẩn đoán suy tim chứ không phân chia thành các độ 1, 2, 3, 4. Như vậy, ứng với độ nặng của bệnh, các mức độ khó thở được phân loại như sau:
Cấp độ 0: Không khó thở, ngay cả khi vận động gắng sức.
Cấp độ 0: Không khó thở, ngay cả khi vận động gắng sức.
Cấp độ 1: Khó thở khi gắng sức. Ví dụ: Bệnh nhân đi lên cầu thang tầng 1 thì không sao nhưng từ tầng thứ 2 trở đi thì thấy khó thở.
Cấp độ 2: Khó thở khi không cần gắng sức, chỉ làm việc nhẹ cũng thở hổn hển. Ví dụ: chỉ bê chậu cây cũng thấy khó thở.
Cấp độ 3: Làm những việc thường ngày như đánh răng, rửa mặt, cũng có biểu hiện khó thở.
Cấp độ 4: Khó thở ngay cả khi không làm gì, kể cả lúc nằm nghỉ ngơi.
+ Triệu chứng phù trong suy tim: Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân cảm thấy nặng mí mắt khi ngủ dậy, mặt hơi tròn ra. Về buổi chiều, hai bàn chân sẽ bị phù nhẹ. Xác định bằng cách, lấy ngón tay ấn vào phần da chân, khi nhấc tay lên thấy da vẫn lõm.
Ở giai đoạn nặng hơn, triệu chứng phù nề biểu hiện ngày càng rõ ràng, như cảm thấy cơ thể nặng nề, bụng trướng, ăn không tiêu.
Nguyên nhân của tình trạng phù nề ở bệnh nhân suy tim là do khi tim bị suy giảm chức năng, lưu lượng máu tống đi bị giảm, máu theo đường tĩnh mạch về tim bị ứ đọng lại. Hậu quả là các mao mạch căng lên và gây ra thoát dịch qua thành mao mạch vào các bộ phận lân cận, gây ra phù.
+ Ho khan, khó khạc đờm: Ho dai dẳng cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo suy tim, đặc biệt là suy tim do vấn đề huyết áp hoặc hở van tim. Các cơn ho xảy ra vào ban đêm, hoặc khi bệnh nhân gắng sức, thường là ho khan, có khi ho ra đờm lẫn máu.
+ Mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi do suy tim có thể lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, sự mệt mỏi này ảnh hưởng ngày càng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu để ý, bệnh nhân sẽ nhận thấy những hoạt động thường ngày thực hiện một cách dễ dàng nhưng dần dần lại cảm thấy khó khăn và mau kiệt sức. Ngay cả các việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn như đi bộ, leo cầu thang,... cũng khiến cho bệnh nhân nhanh chóng mệt mỏi.
Câu 4: Những nguyên nhân nào dẫn đến suy tim?
Có nhiều nguyên nhân gây nên suy tim như:
- Nhồi máu cơ tim cũ: khi động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.
- Tăng huyết áp mạn tính làm quả tim phải làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn trong lng mạch (do tăng huyết áp), lâu dần sẽ làm tim bị suy.
- Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, khi đó hoặc tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim.
- Bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh cơ tim do rượu: uống quá nhiều rượu làm co bóp cơ tim bị yếu đi.
- Viêm cơ tim nhất là viêm cơ tim do siêu vi trùng
- Do rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính gây suy tim.
- Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, dù không phải đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh duy nhất
- Suy tim còn gặp ở bệnh nhân uống thuốc hoá chất để điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác 40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào gây suy tim.
Câu 5: Phương pháp chuẩn đoán bệnh suy tim?
Hầu hết các bác sĩ có thể nhận định suy tim thông qua các triệu chứng lâm sàng điển hình như: ho, phù, khó thở, mệt mỏi. Bằng cách nghe tiếng đập của tim bác sĩ cũng có thể sơ bộ dự đoán về các vấn đề mà trái tim bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, để có một kết luận chính xác, đặc biệt là với các trường hợp bệnh cảnh phức tạp thì vẫn phải dựa trên kết quả của những xét nghiệm cận lâm sàng.
Người bệnh tim nên biết các xét nghiệm trong chẩn đoán suy tim gồm: Điện tâm đồ, siêu âm tim, X-Quang lồng ngực, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch vành, xét nghiệm máu...
Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ có thể cung cấp thông tin để chẩn đoán nguyên nhân của suy tim, tìm kiếm dấu hiệu nhồi máu cơ tim cũ (sóng Q), phì đại nhĩ hoặc phì đại thất, dấu hiệu của thiếu máu cơ tim cục bộ (thay đổi bất thường của ST-T), các rối loạn dẫn truyền hay tình trạng loạn nhịp tim. Trong những trường hợp cần đánh giá chi tiết hơn về rối loạn nhịp của bệnh nhân, có thể mắc Holter đo điện tâm đồ liên tục trong 24 giờ nhằm mục đích ghi lại những rối loạn nhịp tim ngắt quãng.
X quang ngực: X-quang ngực chỉ có ý nghĩa hạn chế trong chẩn đoán suy tim. Nó chủ yếu hữu ích trong việc đánh giá và loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng dễ nhầm lẫn với suy tim, chẳng hạn như: ho, khó thở do viêm phổi hay tràn khí màng phổi. Hình ảnh X-Quang ngực điển hình ở các bệnh nhân suy tim là: bóng tim to, chỉ số tim/lồng ngực >0.5, tăng tuần hoàn phổi thụ động, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi và có thể thấy hình ảnh cánh bướm trong phù phổi cấp.
Siêu âm tim: Siêu âm tim là một xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim. Siêu âm tim giúp đánh giá cả hình thái và chức năng của tim như: kích thước tim; chức năng tâm thu, tâm trương thất trái; rối loạn vận động vùng; các bệnh van tim; màng ngoài tim; bệnh tim bẩm sinh. Một chỉ số quan trọng hiện nay cũng thường được xác định thông qua siêu âm tim là phân suất tống máu. Bình thường chỉ số phân suất tống máu cho một trái tim khỏe mạnh là từ 55% đến 70%, khi phân suất tống máu thấp dưới 55% chính là dấu hiệu để cảnh báo sự suy giảm chức năng của tim.
Xét nghiệm máu: Thường xuyên làm các xét nghiệm huyết học cũng rất quan trọng với bệnh nhân suy tim. Xét nghiệm hay được tiến hành đó là: Công thức máu; Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải: Magie, Calci, Natri, Kali,…; các xét nghiệm sinh hóa máu: đường huyết lúc đói, xét nghiệm chức năng gan, creatinin, Cholesterol máu, LDL-C, HDL-C, triglycerid, xét nghiệm chức năng tuyến giáp (thông qua giá trị TSH, FT4, FT3) và các xét nghiệm nước tiểu.
Định lượng nồng độ B-type natriuretic peptide (BNP) trong máu: BNP được tạo ra bởi các tế bào cơ tim, để đáp ứng với tình trạng quá tải của tâm thất về thể tích hoặc áp lực. BNP tăng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng và ở người bệnh suy tim có triệu chứng.
Câu 6: Phương pháp phòng và điều trị bệnh suy tim như thế nào? Thưa bác sĩ?
Bệnh tim mạch là bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây tử vong. Do đó, mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh tim mạch:
Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn máu đến nuôi tim, các bộ phận khác, gây nên bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ, ăn ít chất béo và chất ngọt, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ quả... và các loại dầu thực vật tốt cho tim.
Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp: Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần có biện pháp chữa trị tốt.
Không hút thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy, không nên hút thuốc lá để tim mạch luôn khỏe mạnh.
Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn: Những người bị bệnh béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để nuôi khối tế bào to lớn của cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu. Vì vậy, để phòng bệnh tim cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập giúp giữ cân nặng đạt chuẩn, tránh bệnh béo phì.
Luyện tập thể dục thể thao điều độ: Luyện tập thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Tăng cường giấc ngủ, giảm căng thẳng: Thiếu ngủ có thể gây nên các bệnh về tim mạch, bao gồm huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường và suy tim. Do đó nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Căng thẳng là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim và một số bệnh tim mạch khác. Việc duy trì cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất là biện pháp quan trọng để phòng chống các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đang rất được quân tâm bởi hiệu quả bền vững và an toàn khi dùng lâu dài sẽ tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành 1 cách toàn diện bằng cách: tác động vào nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa và làm giảm tình trạng đau thắt ngực, đồng thời hạn chế biến chứng của bệnh mạch vành rất hiệu quả.
Các bạn có thể tham khảo sản phẩm Bi-Q10 của Mỹ. Bi-Q10 là sự kết hợp giữa các thành phần để điều trị bệnh tim mạch:
+ Coenzyme Q10 (COQ10),
+ EPA /DHA,
+ Flaxseed oil,
+ Soy-lecithin,
+ Vitamin E…
Bi-Q10 - Hỗ Trợ Điều Trị
>> Bi-Q10 tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa
>> Bi-Q10 giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Điều hòa huyết áp.
>> Chống ôxy hóa, chống lão hóa giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Q10 - Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu, phòng và điều trị các bệnh có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là biện pháp hữu hiệu để phòng chống các bệnh tim mạch.