Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh


Người bị nhồi máu cơ tim nên thiết lập một kế hoạch cũng như chế độ ăn uống riêng cho bản thân mình. Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh, cũng như kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng sinh hoạt dành cho người bệnh nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
* Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Theo các chuyên gia tim mạch, một số loại thực phẩm nên được ưu tiên lựa chọn trong những ngày đầu sau cơn nhồi máu cơ tim là:
- Rau quả tươi: Cà rốt, súp lơ, tảo biển, nước ép hoa quả tươi là một lựa chọn tốt cho sức khỏe người bệnh. Những thực phẩm này chứa hàm lượng muối thấp, giàu vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho trái tim.
- Các loại thịt trắng: như thịt gà, cá, thịt nạc… là những thực phẩm giàu protein nhưng lại chứa ít cholesterol rất thích hợp trong giai đoạn hồi phục sức khỏe. Đồng thời nên tránh các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu... bởi chúng đều khó tiêu và dễ làm tăng cholesterol máu.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu magie: như đậu phụ, mầm lúa mạch, bông cải xanh, rau bina,... để giúp điều hòa hoạt động của tim. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng một số thuốc chống đông máu như wafariin...  người bệnh nên lưu ý tránh các thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như cải xoăn, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, rau muống, rau diếp; trà xanh... bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
- Ngũ cốc nguyên hạt: chứa nhiều chất xơ hòa tan như gạo lứt, các loại đậu đen, đậu xanh còn nguyên vỏ, ngô, khoai tây,... bởi vì không chỉ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn mà còn giúp hạn chế hấp thu cholesterol qua đường tiêu hóa.
- Mật ong: Để tăng cường chức năng tim, nên lấy một thìa cà phê mật ong, nhâm nhi dần dần trên lưỡi, thực hiện 3 lần mỗi ngày trong vài tuần. Tuy nhiên nếu có mắc kèm bệnh tiểu đường thì không nên áp dụng.
- Tăng lượng chất xơ: Người bị nhồi máu cơ tim và những người có nguy cơ nên tăng cường hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhằm chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Nên ăn nhiều gạo lứt, ngô, các loại đậu, các loại rau củ, rau xanh và trái cây (nho, chuối, táo)…
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
- Yến mạch: Như chúng ta đã biết thì yến mạch là một loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe của mọi người, không chỉ có chức năng là làm đẹp, chăm sóc da mà nó còn có công dụng khác nữa đó là nguồn thực phẩm dồi dào chứa nhiều dinh dưỡng rất phù hợp cho những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
- Ăn chuối: Đây là loại quả được xem là phù hợp đối vói những người mắc căn bênh này. Trong chuối chứa rất nhiều kali, nó có tác dụng làm giảm huyết áp nên cực ký tốt cho những người bệnh tim.
- Quả óc chó, củ hành tây cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho những người mắc căn bệnh nhồi máu cơ tim này.
- Trà: Việc uống trà sẽ giúp người bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ lên đến 40%.
-  Uống đủ nước: cứ mỗi tiếng cần uống 100ml nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
* Ngoài ra bệnh nhồi máu cơ tim nên cũng nên kiêng các thứ sau:
+ Giảm lượng đường: Những người bị nhồi máu cơ tim nên giảm lượng đường trong chế độ ăn của mình sao cho hợp lý. Người bệnh không nên ăn vặt, tránh những món tráng miệng ngọt như bánh kẹo, bánh kem, các loại nước giải khát đóng chai, nước có ga.
+ Giảm lượng muối ăn: Hạn chế ăn nhiều muối vì những người ăn nhiều muối có thể dẫn tới bệnh cao huyết áp nguy cơ kéo theo bệnh nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên ăn nhạt, tránh ăn những thực phẩm đóng hộp bởi vì trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều muối.
+ Thức ăn giàu cholesterol: Các loại thức ăn này như thịt, các sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
Đối với người bị nhồi máu cơ tim thì cũng không cần phải kiêng ăn chất đạm  vì đây cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Người bị nhồi máu cơ tim cũng nên hạn chế ăn ăn thịt bò, thịt cừu, xúc xích, váng sữa, thịt gia cầm có da… vì đây là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.
+ Kiêng rượu bia – thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những chất cực kỳ có hại cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt đây là những yếu tố hàng đầu gây bệnh nhồi máu cơ tim. Do đó, người đã bị nhồi máu cơ tim tuyệt đối không dùng rượu bia và thuốc lá; Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp người bị nhồi máu cơ tim phục hồi bệnh nhanh chóng và phòng chống nhồi máu cơ tim xuất hiện trở lại.
+ Không nên tự ý uống bổ sung vitamin A (beta-caroten): bởi các chất này có thể khiến cơn đau tim tái phát. Ngoài ra, uống vitamin C, E, acid folic cũng giúp ngăn chặn bệnh, do vậy, tốt nhất cần tránh sử dụng dạng viên uống bổ sung mà thay vào đó là chỉ sử dụng một lượng vừa phải qua các loại rau củ quả hàng ngày.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
* Chế độ tập luyện dành cho người nhồi máu cơ tim
Theo các chuyên gia Tim mạch, sau nhồi máu cơ tim và phẫu thuật tim là những giai đoạn sức khỏe bị đe dọa trầm trọng mà người bệnh đã vượt qua. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thì hoạt động thể lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc tập luyện đúng cách, phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu đạt được ít nhất 30 phút tập luyện thể lực với mức độ trung bình (đi bộ với bước dài mỗi ngày) sẽ giúp sức khỏe tăng trở lại nhanh chóng. Ngược lại, các hình thức vận động như chạy nhanh, chạy đường dài, tập tạ có thể làm tăng huyết áp nên người bệnh cần tránh.
Trong quá trình tập luyện nên chọn mặc quần áo và đi giày phù hợp với thời tiết. Nếu trời quá nóng, ẩm hay lạnh cần hoãn việc tập luyện cho tới khi thời tiết dễ chịu hơn. Không nên tập luyện ngay sau khi ăn hay khi cảm thấy không khỏe.
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh
Nếu tập luyện trong một thời gian dài có thể bị mất rất nhiều nước vì ra mồ hôi, phải bù lại lượng nước bị mất bằng cách uống nước trong và sau khi tập luyện. Muốn bắt đầu một chương trình luyện tập nặng hơn cần hỏi bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập.
Chế độ vận động sau nhồi máu cơ tim cần phải chú ý tới sức khỏe. Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ một ngày để hồi phục lại sức khỏe hoàn toàn. Nếu bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực thì hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên thuyên giảm.
Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ thì có thể bệnh nhồi máu cơ tim tái phát. Do đó cần đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa Tim mạch ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
Ngoài chế độ vận động sinh hoạt thì người bệnh nhồi máu cơ tim cũng cần phải chú ý tới việc thay đổi lối sống. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm đáng kể sự tái phát của bệnh nhồi máu cơ tim.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh. Đồng thời bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe tim mạch hàng ngày giúp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim hiệu quả an toàn. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Hotline tư vấn: 0978.307.072
Website: 
Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao


    Bạn bị tim đập nhanh khó thở, bạn chưa biết bị bệnh gì? Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Tim đập nhanh, khó thở là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Người khỏe mạnh khi vận động cường độ cao hoặc có tâm trạng bất ổn, cảm xúc mãnh liệt cũng có thể bị tim đập nhanh và khó thở. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về tim mạch. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.
    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao
    * Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì?
    Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim tăng trên 100 lần/phút, thường được người bệnh mô tả là tim đập dồn dập trong lồng ngực, tim rung lên, gây hồi hộp, trống ngực hoặc sờ được vị trí tim trong lồng ngực. Trong 1 số trường hợp thì tim đập nhanh là sinh lý, không ảnh hưởng tới sức khỏe nếu nhịp tim nhanh chóng trở về bình thường, nhưng nếu tim đập nhanh liên tục lại là vấn đề cảnh báo với sức khỏe tim mạch. Còn tình trạng khó thở xảy ra khi lượng oxy trao đổi trong phổi giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là giảm lưu lượng máu qua phổi hoặc ứ dịch tại phổi gây cản trở quá trình trao đổi khí. Các phương pháp điều trị tim đập nhanh khó thở phụ thuộc phần lớn vào các nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
    Theo các chuyên gia về tim mạch thì hiện tượng khó thở kèm theo việc tim đập nhanh có nguyên nhân gây ra từ các bệnh lý sau:
    + Bệnh suy tim: Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất đối với bệnh suy tim, lúc này chức năng co bóp của tim bị suy giảm nghiêm trọng. Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Các hình thái suy tim cũng khác nhau như suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất,  các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc…
    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao
    Lúc đầu người bệnh sẽ có cảm giác bị khó thở khi gắng sức, về sau hiện tượng này xuất hiện từng cơn, có khi khó thở đột ngột, có khi khó thở tăng dần. Hiện tượng ho cũng rất phổ biến ở bệnh suy tim. Ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, ho khan, có khi có đờm lẫn máu.
    Bệnh rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là hiện tượng khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút. Rối loạn nhịp chậm có những biểu hiện  như cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim đập cách quãng trong giây lát, khó thở – thở nhanh nông, nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn, đau ngực, choáng váng, hoa mắt,nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần, hụt hẫng, đau đầu nhẹ dai dẳng. Có 2 loại rối loạn nhịp tim là rối loạn nhịp tim chậm và rối loạn nhịp tim nhanh.
    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao
    + Bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim: Bệnh lý trên xảy ra khi động mạch nuôi tim (động mạch vành) bị tắc hẹp do sự hình thành mảng bám, gây thu hẹp lòng động mạch và giảm lưu lượng máu tới tim, làm giảm lượng máu giàu oxy và dưỡng chất tới cơ tim, với biểu hiện đặc trưng là đau ngực. Hệ thần kinh sẽ kích thích làm tim đập nhanh hơn, người bệnh thấy khó thở, có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi. Cơn đau ngực có thể xảy ra sau bữa ăn quá no, khi hoạt động gắng sức, căng thẳng, kích thích tâm lý hoặc thời tiết lạnh…
    + Hẹp hở van tim cũng có thể làm tim đập nhanh: Các van tim có vai trò ngăn cách giữa buồng trên và buồng dưới của tim để đảm bảo máu lưu thông theo 1 chiều và không bị phụt ngược trở lại khi tim co bóp tống máu đi. Khi các bệnh lý hở van tim (van đóng không kín), hẹp van tim (van mở không hết) xảy ra và làm tăng áp lực cho cơ tim, khiến tim hoạt động không hiệu quả, từ đó xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh khó thở, mệt, chóng mặt, nặng ngực hoặc ngất xỉu.
    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao
    * Cách chữa trị bệnh tim đập nhanh khó thở
    Để chữa trị được bệnh tim đập nhanh thì trước tiên chúng ta phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh tim đập nhanh khó thở.
    + Nếu là bệnh suy tim: Bác sỹ có thể chỉ định thuốc, TPCN giúp điều trị hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương cơ tim và nâng cao chức năng tim.
    + Nếu là bệnh rối loạn nhịp tim: Bác sỹ có thể chỉ định thuốc, TPCN tây y hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh rối loạn nhịp tim. Nếu dùng thuốc, TPCN không đáp ứng, người bệnh có thể phải phẫu thuật cấy máy khử rung tim hoặc đốt điện tim.
    + Nếu là bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim: Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, bác sỹ sẽ chỉ định thuốc, TPCN giúp điều trị và khuyên thay đổi lối sống để giảm triệu chứng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi, đau ngực. Nếu mức độ bệnh nặng bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật động mạch vành.
    Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao
    + Nếu là bệnh hẹp hở van tim cũng có thể làm tim đập nhanh: Thông thường bệnh van tim mức độ nhẹ hoặc trung bình thường được chỉ định thuốc, TPCN tây y để giảm triệu chứng và ngăn ngừa hở van nặng hay tiến triển thành suy tim.
    + Những vấn đề ngoài tim gây tim đập nhanh khó thở và cách chữa trị từng trường hợp
    - Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh gây tăng giảm nồng độ hormon nữ có thể là nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, trống ngực ở phụ nữ. Thông thường các triệu chứng sẽ biến mất khi nồng độ hormon trở về bình thường.
    Cách khắc phục: Nếu chứng rối loạn nhịp tim của bạn vẫn kéo dài, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hãy tìm đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị giúp giảm bớt tác động trên tim của hormon nữ.
    - Tâm lý lo lắng căng thẳng, sợ hãi hoặc stress dài ngày, rối loạn lo âu: thường làm tăng nhịp tim, khó thở, vã mồ hôi, run chân tay, buồn nôn, đau dạ dày…  Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý và tập hít sâu thở chậm, các bài tập thư giãn.
    - Lối sống không lành mạnh: Những người thường xuyên căng thẳng, sử dụng nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, thuốc lắc có thể gặp phải hiện tượng tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi.
    Cách khắc phục: Nếu bạn thấy lối sống của mình chưa thực sự điều độ và có một trong số các thói quen xấu kể trên, hãy tập thể dục bằng cách hít sâu thở chậm, đi bộ, ngồi thiền, yoga… để giữ tâm lý thư thái; đồng thời nên loại bỏ chất kích thích có hại cho sức khỏe tim mạch.
    - Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều tị bệnh hen suyễn, rối loạn chức năng tuyến giáp, thuốc trị bệnh cảm cúm chứa hoạt chất ephedrine thường gây tăng nhịp tim quá mức.
    Cách khắc phục: Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chứng rối loạn nhịp tim nhanh xảy ra, bạn nên thông báo với bác sỹ đã chỉ định thuốc đó cho bạn để đổi loại thuốc khác ít tác động lên tim hơn. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc điều trị mà chưa được hướng dẫn của bác sỹ, vì khi đó các bệnh khác của bạn sẽ nặng hơn.
    - Các bệnh lý khác: Sốt cao, huyết áp thấp, tụt đường huyết, bệnh basedow, cường giáp, lupus cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, khó thở.
    Cách khắc phục: Bạn nên tới thăm khám tại bệnh viện nếu có hiện tượng nhịp tim nhanh, kèm theo trống ngực, khó thở từ 3-5 ngày, bác sỹ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết cũng như thuốc điều trị phù hợp.
    Trên đây chúng ta đã đi tìm hiểu tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách điều trị bệnh. Nếu bị hiện tượng trên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám, chiếu chụp xem mình bị do nguyên nhân nào và có hướng điều trị cụ thể. Ngoài ra để dự phòng bệnh bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng giúp hệ tim mạch khỏe hàng ngày. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
    Mách bạn:
    Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
    bi-q10
    Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
    - Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
    - Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
    - Người bị động mạch vành
    - Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
    Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
    Hotline tư vấn: 0978.307.072
    Chi tiết xem tại Website: 
    TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
    Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
    Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
    Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

    Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì an toàn hiệu quả


    Rối loạn thần kinh tim thường xảy ra khi căng thẳng, lo âu dài ngày và hoàn toàn có thể điều trị được. Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn thần kinh tim  là một rối loạn có liên quan đến tim đặc trưng bởi những triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, choáng váng, tim đập nhanh nhưng không phải là bệnh tim thực thể. Vậy rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì? Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về rối loạn thần kinh tim và thuốc uống điều trị.
    Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì an toàn hiệu quả
    * Rối loạn thần kinh tim là gì?
    Rối loạn thần kinh tim (hay cường giao cảm, rối loạn thần kinh thực vật) không do các tổn thương ở tim gây ra nhưng lại có triệu chứng tương tự bệnh tim như: hồi hộp, chóng mặt, nhịp tim nhanh, choáng ngất hoặc rối loạn nhịp tim...
    Rối loạn thần kinh tim là tình trạng không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện khi người bệnh gặp trạng thái căng thẳng, lo âu, stress hay suy nhược thần kinh. Nó cũng có thể là hậu quả của một thời gian dài sống trong môi trường chật chội, thiếu không khí; Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc; Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy; Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại. Rối loạn thần kinh tim cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư, trầm cảm và một số thuốc tim mạch.
    * Biểu hiện của rối loạn thần kinh tim
    + Khó thở: thường liên quan đến việc co thắt và rối loạn chức năng của cơ hoành vùng ngực, dẫn đến cảm giác không thở được một hơi đầy đủ. Người bệnh thường có xu hướng tránh đi vào những nơi đông đúc và thích ngồi ở gần cửa sổ để đón không khí trong lành.
    Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì an toàn hiệu quả
    + Mệt mỏi: Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức bất thường và thường khó hồi phục kể cả sau khi đã được nghỉ ngơi.
    + Đau ngực: Cảm giác đau nhói âm ỉ ở ngực, có thể là một cơn đau cấp tính, đến và đi nhanh chóng; cũng có thể là cảm giác đau liên tục và mạn tính. Biểu hiện này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, dù là người trẻ, trung niên, hay người già.
    + Đánh trống ngực: Cảm giác tim đập mạnh bất thường và dồn dập, thường xảy ra khi căng thẳng và gắng sức.
    + Chóng mặt: Cảm giác choáng váng nhẹ, quay cuồng, đứng không vững hoặc muốn ngất. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi mức độ bệnh.
    + Tăng thông khí: Là tình trạng thở nhanh và sâu, giống với hơi thở sau khi chạy bộ một quãng đường dài, người bệnh có cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi và muốn ngất xỉu.
    * Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì?
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh rối loạn nhịp tim nhanh. Bạn nên chọn những sản phẩm nào có nguồn gốc nhập khẩu thì tốt hơn các hàng trôi nổi trên thị trường và hàng sản xuất trong nước. Một trong những loại được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về chất lượng phải kể đến sản phẩm Bi-Q10.
    + Bi-Q10 viên uống hỗ trợ tim mạch là lựa chọn sáng suốt của bạn. Viên uống Bi-Q10 dùng cho mọi người để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: rối loạn thần kinh tim, bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...
    Bi-q10
    + TPCN bổ tim mạch Bi-Q10 là một sản phẩm kết tụ mọi yếu tố để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: rối loạn thần kinh tim, bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành....
    Khi còn trẻ, cơ thể tự sản xuất đủ CoQ10, khi về già, lượng CoQ10 dữ trữ cạn dần. Giảm CoQ10 bắt đầu ở độ tuổi 20, khi đến 40 tuổi nếu không bổ sung kịp thời thì các rối loạn xuất hiện mà không phải lúc nào cũng phát hiện được nguyên nhân. Duy trì ổn định CoQ10 luôn đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh cường tráng. Bộ Y Tế  tại Nhật bản đã ra khuyến cáo cần bổ sung CoQ10 từ hơn 20 năm nay.
    * Công dụng đặc biệt của TPCN bổ tim mạch Bi - Q10
    >> Bi-Q10 là sản phẩm tăng cường sức khỏe tim mạch  đã vinh dự nhận được cúp vàng do hiệp hội thực phẩm trao tặng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng.
    >> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.
    Bi-Q10 bổ tim mạch
    >> Viên uống bổ tim mạch Bi-Q10 hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
    >> Thực phẩm chức năng Q10 Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
    >> Bi-Q10 hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
    >> Bi-Q10 giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
    >> Chỉ định điều trị Bi-Q10 cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
    >> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp, phòng chống rối loạn thần kinh tim.
    >> Chống ôxy hóa, chống lão hóa giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
    >> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
    >> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
    Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
    bi-q10
    Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
    - Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
    - Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
    - Người bị động mạch vành
    - Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
    Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
    Hotline tư vấn: 0986.890.216
    Chi tiết xem tại Website: 
    TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
    Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
    Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
    Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
    Sản phẩm được nhập khẩu và phân phôi độc quyền tại Việt Nam bởi BNC medipharm
    Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
    Trên đây chúng tôi giúp bạn tìm hiểu về bệnh rối loạn thần kinh tim và giúp bạn trả lời câu hỏi rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào


    Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Vậy nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhiều chuyên gia tin rằng 60-80 lần đập/phút là nhịp tim khỏe mạnh. Thường thì chúng ta chẳng bao giờ dành cho nhịp đập của tim quá một giây suy nghĩ, tất nhiên là trừ khi khi bị ốm hay nghi ngờ bị bệnh về tim mạch. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nhịp tim và biết được nhịp đập cao nhất của tim là bao nhiêu thì chấp nhận được.
    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào
    * Nhịp tim bình thường là như thế nào?
    Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.
    Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi: Bé sơ sinh: 120-160 nhịp một phút; Bé tuổi từ 1 tháng -12 tháng: 80-140; Trẻ từ 1 đến 2 năm: 80-130; Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120; Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110; Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100; Vận động viên: 40-60.
    Nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); ảnh hưởng của một số loại thuốc…
    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào
    * Nhịp tim cao nhất là bao nhiều được coi là bình thường
    Nhịp tim ở người trưởng thành khỏe mạnh thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi. Khi nhịp tim lớn hơn 100 nhịp/phút được coi là rối loạn nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn do tác động của một số yếu tố như chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, caffein...); lo lắng, căng thẳng; sử dụng một số loại thuốc,... thì không đáng lo ngại và thường không cần phải điều trị. Chỉ cần loại bỏ được nguyên nhân, nhịp tim sẽ trở về bình thường.
    Vậy nhịp tim cao nhất được coi là bình thường lúc nghỉ ngơi là 100 nhịp / phút.
    * Cách đo nhịp tim như thế nào
    Đo nhịp tim bằng tay, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, không sử dụng ngón tay cái, vì ngón cái có mạch đập, sẽ là ảnh hưởng tới kết quả.
    -  Vị trí đo nhịp tim ở cổ tay: Để tay trái gần cơ thể, ngửa lòng bàn tay lên và nắm nhẹ. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái (ngay dưới nếp gấp cổ tay). Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập dưới da của bạn. Nếu cần thiết, di chuyển ngón tay xung quanh một chút cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. 
    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào
    -  Đo nhịp tim bằng động mạch cảnh: Để ngón trỏ và ngón giữa áp vào bên cổ ngay dưới xương hàm, chỗ giữa khí quản và các cơ bắp lớn ở cổ. Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. Cách này đôi khi dễ hơn đo nhịp tim ở cổ tay.
    * Nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút có nguy hiểm không?
    Nhưng nếu nhịp tim của bạn thường xuyên tăng trên 100 nhịp/phút ngay cả khi không có tác động của bất kỳ yếu tố nào, đôi khi lên tới 120 nhịp/phút là khá cao, đây là dấu hiệu cảnh báo của một rối loạn nhịp tim nhanh có thể nghiêm trọng và cần được điều trị. Khi tim đập quá nhanh, nó sẽ không bơm máu ra tuần hoàn một cách hiệu quả; điều này khiến nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động không tốt hoặc bị rối loạn chức năng do thiếu dưỡng chất và oxy.
    Nếu tim đập nhanh thường xuyên, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu và triệu chứng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bao gồm:
    - Nhịp tim nhanh (mạch nhanh)
    - Đánh trống ngực, hồi hộp: Cảm giác rung trong lồng ngực, có thể cảm nhận được nhịp đập bất thường và nhanh, mạnh của trái tim.
    - Đau ngực (hay đau thắt ngực): Xảy ra khi cơ tim không nhận được đủ máu do tim đập rất nhanh và đang phải chịu nhiều áp lực đè nén lên lồng ngực.
    - Khó thở hoặc thở nhanh, nông
    - Chóng mặt, cảm giác lâng lâng
    - Tụt huy���t áp
    - Cảm giác yếu mệt đột ngột
    - Choáng, ngất xỉu.
    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào
    Nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài vài không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi tim bơm máu không hiệu quả, máu bị ứ đọng tại các buồng tim và dễ hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông sau đó có thể di chuyển trong lòng mạch máu, làm tắc động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, hoặc tắc động mạch não gây ra đột quỵ não. Rối loạn nhịp tim kéo dài ảnh hưởng tới chức năng tim và có thể tiến triển thành suy tim. Nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh có thể gây tử vong do ngừng tim đột ngột.
    Vì vậy, tốt nhất bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch để được siêu âm tim, điện tâm đồ và làm các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán xác định rối loạn nhịp tim nhanh và có hướng điều trị sớm.
    * Cách phòng và điều trị bệnh tim đập nhanh
    + Uống nhiều nước: 60-70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động. Không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì được nhịp tim ổn định.
    + Ho: Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.
    + Rửa mặt bằng nước lạnh: Tát nước lạnh lên mặt giúp làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường.
    Nhịp tim cao nhất là bao nhiêu và cách đo nhịp tim như thế nào
    + Thư giãn: Khi nhịp tim tăng nhanh và trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ, khiến người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, khi thấy tim đập quá nhanh nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên sẽ có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp.
    + Tập thể dục đều đặn: Nhiều người cho rằng khi tim đập nhanh nghĩa là nó đang làm việc quá sức, vì vậy không nên tập thể dục sẽ càng khiến tim mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch. Lí do, tim cũng như cơ bắp, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.
    + Thuốc, thực phẩm chức năng: Thuốc, thực phẩm chức năng không thể thiếu trong kiểm soát nhịp tim nhanh. Bạn nên sử dụng các thực phẩm giúp điều hòa nhịp tim để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối…
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều trị nhịp tim nhanh bạn có thể tham khảo các sản phẩm như Bi-Q10, Bi-Cozyme đây là các sản phẩm hiện nay trên thị trường được nhiều người ưa chuộng.
    Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nhịp tim cao nhất là bao nhiều và cách phòng bệnh tim đập nhanh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
    Mách bạn:
    Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
    bi-q10
    Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
    - Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
    - Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
    - Người bị động mạch vành
    - Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
    Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
    Hotline tư vấn: 0986.890.216
    Chi tiết xem tại Website: 
    TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
    Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
    Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
    Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.